Sử dụng hạt nâng pH như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu

Sử dụng hạt nâng pH như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất? Hãy cùng Tiến Thành Water tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu về hạt nâng pH

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng hạt nâng pH như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải nắm rõ hạt nâng pH là gì, và đặc điểm của chúng ra sao.

Hạt nâng pH là một loại vật liệu chuyên dụng có tác dụng nâng độ pH trong nước. Đây là vật liệu phổ biến và được sản xuất ở nước ta, do đó giá hạt nâng pH cũng tương đối rẻ hơn so với hàng nhập, nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng và công dụng mà chúng mang lại.

Sử dụng hạt nâng pH như thế nào

Thành phần hóa học cơ bản trong hạt nâng pH là CaCO3 > 90%. Hạt có kích thước từ 1.5 -2.5mm, tỷ trọng 1400 kg/m3. Đặc điểm của hạt nâng pH là màu trắng sữa, dạng rắn, khô rời, có góc cạnh.

Hạt nâng pH có ưu điểm vượt trội

  • Không nâng độ pH lên quá cao, không tạo màng trên bề mặt nước. Hạt nâng pH có thể tạo độ pH ổn định khoảng 7.5 nếu được ngâm lâu trong nước.
  • Vật liệu này giúp tăng độ pH của nước, đảm bảo hiệu quả xử lý phèn bằng các vật liệu như hạt Birm, cát Mangan, hay Manganese green sand.
  • Có giá thành thấp hơn so với những vật liệu nhập khẩu.
  • Không cần điều chỉnh kết cấu của bể lọc mà có thể đưa ngay vào bể đang sử dụng.
  • Thay thế có các vật liệu nâng pH khác như Na2CO3, NaOH,…
  • Thời gian sử dụng lâu, tương đương với thời gian sử dụng của Cát sỏi, Than hoạt tính,…

Tính ứng dụng của hạt nâng pH

sử dụng hạt nâng pH đạt hiệu quả nhất
Tính ứng dụng của hạt nâng pH

Hạt nâng pH được dùng trong trường hợp độ pH của nguồn nước đầu vào lớn hơn 4.0. Với vận tốc trung bình từ 5 – 15m/h, hạt nâng pH có thể dùng trong các bể lọc hở hoặc lọc áp lực. Lọc theo chiều từ trên xuống, cần bổ sung hạt sau một thời gian sử dụng từ 6 tháng – 1 năm.

Như vậy, hạt nâng pH có nhiều ưu điểm và tính ứng dụng cao. Vậy cách sử dụng hạt nâng pH như thế nào?

>>>xem thêm sản phẩm hạt nâng pH >>>

Hướng dẫn cách sử dụng hạt nâng pH

Cách sử dụng hạt nâng pH sao cho hiệu quả không phải ai cũng biết. Nên có một lớp vật liệu lót ở phía trên hạt nâng pH, trong kết cấu của bồn lọc, nên xếp hạt Ls ở lớp trên cùng. Tùy thuộc vào độ pH của nguồn nước để điều chỉnh độ dày của hạt nâng pH. Không cần hoàn nguyên loại vật liệu này, song cần bổ sung thêm sau một thời gian sử dụng. Nếu không, hạt sẽ bị ăn mòn, dẫn đến quá trình lọc kém hiệu quả.

Một số lưu ý về cách sử dụng hạt nâng pH

  • Sử dụng thích hợp nhất khi nguồn nước đầu vào có độ từ 4.0 – 6.0 và nên vận hành thiết bị lọc ở vận tốc trung bình từ 5 – 15m/h.
  • Một số lời khuyên để cách sử dụng hạt nâng pH đạt hiệu quả cao hơn như sau:
  • Hạt này có thể sử dụng cùng với ODM-3F, ODM-2F hoặc cát thạch anh để nâng độ pH, khử ô nhiễm cho nguồn nước. Cần sắp xếp hạt lên phía trên cùng nếu sử dụng cùng với các loại này.
  • Hạt có thể sử dụng riêng trong một thiết bị lọc nhằm phục vụ duy nhất mục đích nâng độ pH. Lúc này, nên lót 1 lớp cát thạch anh dưới đáy bể lọc, việc sử dụng hạt tăng độ pH sẽ làm tăng độ cứng của nước.
  • Điều chỉnh độ dày của hạt tùy vào độ pH của nguồn nước đầu vào. Bên cạnh đó, có thể rửa lọc thông thường như bể lọc cát nếu sử dụng cùng với các vật liệu lọc khác.

Để hiểu rõ hơn về công dụng  của hạt nâng pH sao cho đạt hiệu quả nhất, bạn vui lòng gọi vào số hotline 0911 794 888 để được tư vấn kỹ hơn hoặc liên hệ với Tiến Thành Water theo thông tin bên dưới:

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Bài viết liên quan