Công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay

Công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu máy lọc nước kèm theo các công nghệ tiên tiến khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất chính là 3 công nghệ RO, UF và Nano. Mỗi công nghệ đều có những ưu – khuyết điểm riêng của mình. Qua bài viết này, Tiến Thành Water sẽ phân tích cho bạn hiểu rõ hơn về các công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay, từ đó có sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình mình.

1. Công nghệ lọc nước RO

Công nghệ lọc nước RO ứng dụng quy trình thẩm thấu ngược trong y tế, kết hợp với màng lọc có kích thước cực nhỏ 0,1 – 0,5 nanomet cho ra chất lượng nước tinh khiết đạt 99%.

Các sản phẩm lọc nước sử dụng công nghệ RO không kén nguồn nước đầu vào. Thiết bị đều có thể lọc sạch sẽ cặn bẩn, rong rêu, vi khuẩn có hại. Đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt chỉ tiêu theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nguồn nước sau khi lọc có thể uống trực tiếp mà không phải đun sôi.

 

Công nghệ lọc nước RO

Ưu điểm:

– Đây là công nghệ lọc nước tiên tiến và hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại. Công nghệ lọc nước RO ứng dụng quy trình thẩm thấu ngược trong y tế, kết hợp với màng lọc có kích thước cực nhỏ 0,1 – 0,5 nanomet cho ra chất lượng nước tinh khiết đạt 99%.

– Các sản phẩm lọc nước sử dụng công nghệ RO đều không kén nguồn nước đầu vào. Từ nước giếng, nước sông đến nước máy, nước mưa, nước phèn,… thiết bị đều có thể lọc sạch sẽ cặn bẩn, rong rêu, vi khuẩn có hại. Đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt chỉ tiêu theo tiêu chuẩn của Bộ y tế Việt Nam. Nguồn nước sau khi được thanh lọc sẽ có thể uống trực tiếp mà không phải đun sôi.

Khuyết điểm:

– Công nghệ lọc nước RO trong quá trình loại bỏ cặn bẩn, vi khuẩn có hại,… cũng sẽ vô tình loại bỏ hoàn toàn khoáng chất có trong nước. Nếu sử dụng về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe. Bạn có thể khắc phục bằng cách chọn mua thiết bị có trang bị các lõi bổ sung tái tạo khoáng chất đã mất đi.

– Lượng nước thải ra của sản phẩm cũng tương đương với lượng nước tinh khiết được lọc sạch, gây lãng phí nước. Bạn có thể sử dụng nước thải này vào việc tưới cây hay lau nhà, rửa chân tay,… để tiết kiệm nước.

– Phải dùng điện mới có thể hoạt động.

Tham khảo các dòng máy lọc nước sử dụng công nghệ lọc nước RO:

2. Công nghệ lọc nước Nano

Công nghệ lọc nước Nano dùng áp lực nước tự nhiên đẩy nước qua các lõi lọc nên có thể hoạt động mà không cần điện. Công nghệ Nano sau khi lọc loại bỏ những chất bẩn mà vẫn giữ lại được những khoáng chất tốt trong nước.

Ưu điểm:

– Máy lọc nước Nano phần lớn đều có thiết kế kích thước nhỏ gọn, chính vì vậy không chiếm nhiều không gian. Bạn có thể lắp đặt vào bất kỳ vị trí mình mong muốn trong nhà. Công nghệ lọc nước này dùng áp lực nước tự nhiên đẩy nước qua các lõi lọc nên không cần điện vẫn có thể hoạt động, góp phần tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

– Khác với công nghệ RO, khi lọc nước cho ra dòng nước tinh khiết nhưng đồng thời cũng loại bỏ luôn những khoáng chất tốt trong nước, rất cần thiết cho cơ thể. Công nghệ lọc nước Nano khắc phục được nhược điểm này. Nước sau khi lọc loại bỏ những chất bẩn, nhưng vẫn giữ lại được những khoáng chất tốt trong nước.

Công nghệ lọc nước nano

Khuyết điểm:

Tuy nhiên, do công suất lọc không cao gây nên sự bất tiện cho người dùng nếu có nhu cầu sử dụng nhiều nước sinh hoạt trong ngày.

Do khe lọc có kích thước lớn, dễ gây tắc màng, cho nên công nghệ lọc nước Nano yêu cầu nguồn nước đầu vào phải đảm bảo chuẩn sạch, không có cặn váng quá nhiều. Lỗ lọc kích thước lớn cũng khó loại bỏ hầu hết vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Tham khảo máy lọc nước sử dụng công nghệ NANO:  MÁY LỌC NƯỚC GEYSER NHẬP KHẨU CHLB NGA

3. Công nghệ lọc nước UF

Công nghệ lọc nước UF còn được gọi là màng siêu lọc, sử dụng màng có áp suất thấp chỉ giữ lại những ion, khoáng chất, muối khoáng có ích và loại bỏ những phần tử gây hại có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước.

Ưu điểm:

– Công nghệ lọc nước UF còn được gọi là màng siêu lọc. Công nghệ này dùng màng có áp suất thấp chỉ giữ lại những ion, khoáng chất, muối khoáng có ích và loại bỏ những phần tử gây hại có kích thước lớn ra khỏi nguồn nước.

– Quá trình lọc diễn ra ở nhiệt độ thường và áp suất thấp từ nên tiêu thụ ít điện năng, tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời, công nghệ này không thải nước lãng phí như RO, vì vậy nó cũng góp phần tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường.

Khuyết điểm:

– Cặn bẩn, rong rêu và vi khuẩn sẽ bị giữ lại ở phía đáy cốc lọc, chính vì thế, sau một thời gian sử dụng sẽ bị đóng cặn gây tắc nghẽn đầu lọc, ảnh hưởng chất lượng nước.

– Do màng lọc có kích thước lớn nên vô tình các vi khuẩn gây hại có kích thước nhỏ sẽ dễ dàng đi theo nguồn nước lọc. Điều này vô tình sẽ gây hại cho cơ thể khi bạn sử dụng trong thời gian dài.

Trên đây là những ưu- khuyết điểm của 3 công nghệ lọc nước hiện đại ngày nay. Tùy theo nhu cầu sử dụng, đặc thù nguồn nước đầu vào và mức kinh phí của gia đình, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Bên cạnh các công nghệ lọc như RO, Nano, UF,… ta không thể không nhắc tới 2 công nghệ siêu lọc MF và EDI với nhiều ứng dụng phổ biến hiện nay. Hãy cùng A.O.Smith Home tìm hiểu về 2 loại công nghệ lọc này.

This is the image description

4. Công nghệ MF (Micro Filtration)

Công nghệ MF là công nghệ siêu lọc, sử dụng các lớp màng có kích thước nhỏ 0,1-1 µm, dùng để loại bỏ các hạt lơ lửng thô, có kích thước lớn. Nước sẽ chảy qua màng lọc này trước khi qua màng lọc UF để tăng hiệu quả của thiết bị lọc.

Cấu tạo của màng lọc MF cũng giống với màng lọc UF, được tạo thành từ các vật liệu sợi rỗng có kích thước vi mô. Các màng này thường được tạo thành các ống trụ để tăng bề mặt lọc và nhỏ gọn trong việc lắp đặt.

Trong phần ứng dụng của màng công nghệ MF thì có thể nhắc tới Công nghệ MF sử dụng các màng lọc có kích thức vi mô để loại bỏ các hạt rắn có kích thước lớn ra khỏi dung dịch cần xử lý. Hay thu hồi các hạt có kích thước lớn trong dung dịch để phục vụ cho nhiều mục đích.

Ưu điểm:

  • Linh hoạt: có thể được sử dụng trong việc tách, tập trung và tinh chế rất nhiều loại vật liệu trên nhiều ngành công nghiệp.
  • Các quá trình vi lọc và siêu lọc có thể hoạt động như các “sàng” hiệu quả cao, có khả năng phân tách các loại hạt theo kích thước.
  • Không có thay đổi pha liên quan, cả dòng thức ăn và dòng sản phẩm vẫn ở dạng lỏng
  • Các quá trình có thể hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ thấp.
  • Các quy trình tương đối đơn giản để mở rộng quy mô.
  • Màng có thể được sản xuất một cách thống nhất và có độ chính xác cao.
  • Áp suất vận hành thấp
  • Tiêu thụ điện năng ít hơn màng Nano

Nhược điểm

  • Các quá trình dễ bị ảnh hưởng bởi màng tế bào dẫn đến giảm thông lượng thấm. Đề án làm sạch và tái sinh tốn kém có thể là cần thiết
  • Tốc độ dòng chảy cao được sử dụng trong thức ăn dòng chảy chéo có thể làm hỏng vật liệu nhạy cảm.
  • Chi phí thiết bị có thể cao
  • Nếu quy trình sản xuất màng không được kiểm soát chính xác, các màng có phân bổ kích thước lỗ rộng có thể dẫn đến hiệu quả phân tách kém.
  • Chỉ loại bỏ chất lơ lửng và vi khuẩn
  • Nhạy cảm với các hóa chất oxy hóa (ví dụ axit nitric, axit sulfuric, peroxide và hồng ngoại ở nồng độ cao);
  • Thiệt hại có thể gây ra bởi các hạt cứng và sắc nét>0.1mm, theo đó việc lọc trước là cần thiết;
  • Thiệt hại màng nếu rửa lại ở áp suất vượt quá 1 bar.

5. Công nghệ EDI ( Electro-de-ionization)

Công nghệ EDI hay còn gọi là công nghệ khử khoáng. Là kỹ thuật xử lý nước sạch kết hợp với kỹ thuật trao đổi cation, kỹ thuật màng ion và kỹ thuật thẩm tách bằng điện. EDI phân cấp nước thành 3 cấp nước độc lập: Nước sạch(90-95%), nước đậm đặc có thể tuần hoàn (5-10%) và nước thải. EDI thuộc hệ thống xử lý nước tinh, sử dụng kết hợp với công nghệ RO thẩm thấu ngược tạo thành hệ thống xử lý nước sạch.

Về cấu tạo của công nghệ EDI

Mỗi modul EDI gồm có 5 thành phần chính: Các hạt nhựa trao đổi cation; 2 màng trao đổi ion; 2 điện cực.

Trong một thiết bị EDI gồm có 2 khoang:
+ Khoang pha loãng: Chưa nhựa trao đổi ion hỗn hợp có nước tinh khiết hoặc có sự pha loãng của các ion.
+ Khoang tập trung: Tập trung các ion và chứa nước thải.

Hai khoang này được ngăn cách bởi màng trao đổi ion.

Ngoài ra công nghệ EDI sẽ hoạt động theo nguyên lí gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn khử ion: Các hạt ion trong nước cấp khi đi vào khoang pha loãng thì các hạt resin cation (H+) ­­­­­sẽ loại bỏ các cation (Ca2+, Mg2+,…), còn các hạt resin anion (OH­-) sẽ thay thế các anion (Cl-, NO3-, …) . Kết quả là các ion H+, OH­- thay thế cho các anion và cation trong nước sau đó sẽ kết hợp lại với nhau tạo thành nước tinh khiết.

Giai đoạn di chuyển ion: Với dòng EDI, có dòng điện di chuyển từ cực âm đến cực dương. Khi nước cấp được đưa vào thiết bị EDI, các ion tích điện dương di chuyển qua nhựa cation và di chuyển qua màng trao đổi cation vào khoang tập trung do bị hút đến cực âm. Tương tự các ion tích điện âm di chuyển qua nhựa anion và di chuyển qua màng trao đổi anion vào khoang tập trung do bị hút đến cực dương.Khi các ion di chuyển qua màng vào khoang tập trung, do sự bố trí của màng ( màng cation nằm về phía cực dương, màng anion nằm về phía cực âm) nên các ion này không thể di chuyển đến 2 điện cực được. Nước tại khoang tập trung là nước thải cần thải bỏ.

Giai đoạn tái sinh: Khác với các hình thức trao đổi ion thông thường hệ thống EDI không tái sinh bằng hóa chất mà tận dụng dòng điện được sử dụng trên toàn modul. Điện chuyển 1 phần các phân tử nước phân ly thành H+ và OH­- nên nó tiếp tục tái sinh nhựa cation và anion mà không phải dùng thiết bị tái sinh . Do đó, quá trình loại bỏ các ion và tái sinh hạt nhựa diễn ra liên tục nhờ hoạt động tách ion của điện.

Hệ thống xứ lý nước tinh khiết

Công nghệ EDI cũng được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ yếu ứng dụng công nghệ EDI để xử lý nước phục cho các mục đích cần nguồn nước sản xuất có chất lượng tinh khiết cao, có thể kể đến như:

  • Ngành sản xuất dược phẩm y tế, ngành vi điện tử, ngành công nghiệp phát điện, phòng thực nghiệm.
  • Công nghiệp rửa, phun bề mặt, công nghiệp điện phân
  • Sản xuất nguyên vật liệu siêu sạch, chất hóa học siêu sạch
  • Phòng thí nghiệm y học, phòng thí nghiệm hóa học và đặc biệt là sử dụng trong phòng thí nghiệm sinh học.
  • Xử lý, đánh bóng bề mặt oto, đồ điện gia dụng.
  • Các sản phẩm tinh xảo kỹ thuật cao khác.

Kết luận:

Từ bài viết “Công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay” sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về công nghệ lọc nước và điều chính yếu là chúng ta lựa chọn được đúng công nghệ lọc nước, cụ thể hơn là máy lọc nước cho nhu cầu sử dụng của mình, cho gia đình, văn phòng, công ty, biệt thự, khách sạn, khu resort, villa…

Tiến Thành Water hiện tại là nhà phân phối tất cả các dòng máy lọc nước phổ biến với giá cả đa dạng phù hợp cho mọi gia đình, sử dụng các công nghệ lọc nước phổ biến hiện nay như RO, NANO, UF….Để hiểu rõ hơn về sản phẩm bạn định mua sử dụng công nghệ lọc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 0911 794 888. Chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn và giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất

==>Link Tham khảo máy lọc nước tại đây:

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

  • Hotline: 028 777 23 999 hoặc 0911 794 888
  • Website: Tienthanhwater.com
  • Email: Tienthanhwater66@gmail.com
  • Địa chỉ: 1886/44/2 KP6, Huỳnh Tấn Phát, Nhà Bè, Tp Hồ Chí Minh
  • Kho hàng: 38 Ao Đôi, Bình Trị Đông A, Bình Tân, Tp Hồ Chí Minh
Bài viết liên quan